Thứ bảy, Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Phóng sự ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên Website?
Văn bản
tin tức
khác

Hỏi đáp pháp luật

Gửi Email In trang Lưu
Đương sự và việc xác định tư cách của đương sự trong tố tụng

02/11/2022 09:01

    Hỏi: Xin cho biết đương sự là vị, pháp luật quy định việc xác định tư cách của đương sự trong tố tụng như thế nào?
 
    Trả lời: Đương sự và việc xác định tư cách của đương sự trong tố tụng được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính như sau:
 
    Thứ nhất là: Đương sự trong vụ việc dân sự 
 
    Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
 
    Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
 
Một phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Ảnh minh họa)
    Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
 
    Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
 
    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
 
    Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
 
    Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
 
    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
 
    Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự.
 
    Thứ hai là: Đương sự trong tố tụng hình sự 
 
    Trong tố tụng hình sự, tại Điểm g, Khoản 1, Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
 
    Theo đó, tại các Khoản 1 của Điều 63, 64, 65 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể như sau: (1) Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. (2) Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. (3) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
 
    Ngoài đương sự, các đối tượng tham gia vào tố tụng hình sự còn gồm bị cáo, bị hại, người làm chứng,…
 
    Thứ ba là: Đương sự trong tố tụng hành chính 
 
    Theo Khoản 7, Điều 3 Bộ luật tố tụng hành chính năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019, đương sự trong tố tụng hành chính bao gồm: Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 
 
    Cụ thể: Tại Khoản 8, 9, 10 của Điều 3 Bộ luật tố tụng hành chính năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định:
 
    Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân .
 
    Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện.
 
    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Phương Anh

Theo Ban Nội chính Trung ương

Tin khác

Xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm những quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, kinh tế, tài chính, ngân hàng (02/11/2022 08:56)

Tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật bị phạt đến 30 triệu đồng (02/11/2022 08:53)

Quy định về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm quy định về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phòng, chống tội phạm (02/11/2022 08:41)

Quy định về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (02/11/2022 08:31)

Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng và hình thức kỷ luật đối với những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm bị kỷ luật (02/11/2022 08:27)

Xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm việc thực hiện chủ trương, quy định của Đảng (02/11/2022 08:13)

Xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm những quy định về phòng, chống tham nhũng (02/11/2022 08:09)

Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo được quy định thế nào?Quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết thì người tố cáo phải làm như thế nào?Bảo vệ người tố cáo như thế nào?Người được bảo vệ có quyền và nghĩa vụ gì? (26/08/2022 16:10)

Người tố cáo có được rút tố cáo không?Khi có kết quả xác minh tố cáo thì kết luận nội dung tố cáo như thế nào?Sau khi có kết luận nội dung tố cáo thì xử lý thế nào? (26/08/2022 14:22)

Xử lý thế nào khi tiếp nhận thông tin tố cáo?Xử lý thế nào với đơn tố cáo không rõ thông tin họ tên địa chỉ người tố cáo ( tố cáo nặc danh, mạo danh)?Tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì xử lý như thế nảo? (26/08/2022 14:17)

xem tiếp