Thứ bảy, Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Phóng sự ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên Website?
Văn bản
tin tức
khác

Hỏi đáp pháp luật

Gửi Email In trang Lưu
Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo được quy định thế nào?Quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết thì người tố cáo phải làm như thế nào?Bảo vệ người tố cáo như thế nào?Người được bảo vệ có quyền và nghĩa vụ gì?

26/08/2022 16:10

          16. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo được quy định thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 37, Luật Tố cáo 2018, khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo phải xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trước đó; trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý được thực hiện như sau:

Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại;

 Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cá0.

- Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;

 Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;

 Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo. 

17. Quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết thì người tố cáo phải làm như thế nào?

Trả lời: Điều 38 Luật Tố cáo 2018 quy định trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo.

 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.

18. Bảo vệ người tố cáo như thế nào?

Trả lời: Điều 47 Luật Tố cáo 2018 quy định bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo.

Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.

Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết. 

19. Người được bảo vệ có quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời: Điều 48, Luật Tố cáo 2018 quy định người được bảo vệ có các quyền sau đây:

- Được biết về các biện pháp bảo vệ;

- Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ;

- Đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;

- Từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;

- Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.

Người được bảo vệ có các nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;

- Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;

- Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.

Mai Thủy Liễu

Tin khác

Người tố cáo có được rút tố cáo không?Khi có kết quả xác minh tố cáo thì kết luận nội dung tố cáo như thế nào?Sau khi có kết luận nội dung tố cáo thì xử lý thế nào? (26/08/2022 14:22)

Xử lý thế nào khi tiếp nhận thông tin tố cáo?Xử lý thế nào với đơn tố cáo không rõ thông tin họ tên địa chỉ người tố cáo ( tố cáo nặc danh, mạo danh)?Tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì xử lý như thế nảo? (26/08/2022 14:17)

Những hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo? Người bị tố cáo có quyền và nghĩa vụ gì? (26/08/2022 14:09)

Tố cáo là gì? hình thức của tố cáo? ai có quyền tố cáo? (25/08/2022 16:09)

Những căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác (25/12/2019 16:18)

Người có chức vụ, quyền hạn không được nhận quà tặng dưới mọi hình thức (30/08/2019 16:09)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tiếp công dân trung ương (12/03/2015 11:56)

Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình và người giải trình (12/03/2015 11:49)

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (12/03/2015 11:12)

Quy định của pháp luật về việc xác minh nội dung tố cáo (12/03/2015 11:00)

xem tiếp