Thứ ba, Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Phóng sự ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên Website?
Văn bản
tin tức
khác

Nghiên cứu - Trao đổi

Gửi Email In trang Lưu
Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

08/11/2022 02:47

          Theo Điều 317/BLDS 2015 (Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định về thế chấp tài sản “ 1. Thế chấp tài sản là việc một bên(sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

          2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

          Như vậy, Bộ luật Dân sự đã quy định rất cụ thể về biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đây là biện pháp bảo đảm mà thường thấy trong các hoạt động kinh tế, thương mại của cuộc sống xã hội. Việc thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chính là bên thế chấp đã xác lập một giao dịch dân sự với bên nhận thế chấp. Thông thường thì giao dịch này luôn đi kèm với một giao dịch dân sự khác và giao dịch thế chấp tài sản này chính là để bảo đảm cho việc bên thế chấp tài sản sẽ thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ trong giao dịch mà nó đi kèm.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định rõ tài sản thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ, mà không giao cho bên nhận thế chấp giữ. Nghĩa là tài sản thế chấp luôn do bên thế chấp quản lý và trực tiếp sử dụng (vẫn tiếp tục có quyền chiếm hữu và quyền sử dụng mà tạm thờichưa có quyền định đoạt đối với tài sản này khi chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ), việc quy định tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ nếu hai bên thỏa thuận, chính là đảm bảo cho bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ cho cuộc sống của mình (như tài sản thế chấp là ô tô thì vẫn được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, hành khách thuê, để đi lại..; nếu tài sản thế chấp là nhà ở thì bên thế chấp vẫn được sử dụng để ở sinh hoạt hàng ngày...)

 Xin dẫn trường hợp cụ thể: A đến ngân hàng B vay 500 triệu, ngân hàng B yêu cầu ông A phải có tài sản bảo đảm, để đảm bảo việc ông A thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Ông A đã dùng căn hộ thuộc quyền sở hữu của mình để thế chấp vay 500 triệu, sau khi thực hiện các nghiệp vụ có liên quan xác định giá trị của căn hộ mà ông A dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ có giá trị 1 tỷ đồng (lớn hơn 500 triệu đồng), ngân hàng B đã lập hợp đồng cho ông A vay tiền và việc thế chấp căn hộ cũng được ghi trong hợp đồng này. Nói cách khác trong bản hợp đồng này có hai giao dịch dân sự gồm việc vay tiền và thế chấp tài sản để bảo đảm. Việc pháp luật quy định thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chính là tạo điều kiện để mọi công dân có tài sản thuộc sở hữu của mình thì có thể thực hiện các giao dịch để sinh lời, phát triển kinh tế cho bản thân, tổ chức mình, nhưng cũng đảm bảo cho bên nhận thế chấp tài sản, bảo toàn được vốn cho vay và lãi phát sinh trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận thế chấp có quyền phát mại tài sản thế chấp (định đoạt tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu của bên vay) để thu hồi đúng, đủ số tiền đã cho vay và lãi phát sinh.

Với quy định tại điều luật này, pháp luật vừa bảo vệ các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình (bên thế chấp) được tiếp tục quản lý, sử dụng tài sản để mang lại lợi ích kinh tế hợp pháp cho mình, đồng thời cũng bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ trả nợ.

Điều 318/BLDS 2015 quy định về tài sản thế chấp: “ 1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp tài sản thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi sảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.”

Theo điều luật này, pháp luật đã quy định rõ hơn về tài sản thế chấp, nếu thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như trường hợp nêu ở trên ông A thế chấp toàn bộ căn hộ (bất động sản) thì có các vật như máy điều hòa nhiệt độ, máy hút mùi…cũng thuộc tài sản thế chấp cho ngân hàng B; hoặc như tài sản thế chấp là ô tô đầu kéo Rơ Mooc (động sản) thì Rơ Mooc cũng thuộc tài sản thế chấp trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Pháp luật cũng quy định rõ trường hợp tài sản thế chấp được chủ sở hữu (bên thế chấp) mua bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi sảy ra sự kiện bảo hiểm.

Nếu bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Với quy định này, pháp luật đã xác định rõ về lợi ích phát sinh có liên quan từ tài sản thế chấp(tài sản thế chấp đã được chủ sở hữu mua bảo hiểm), đều thuộc tài sản thế chấp,bên nhận thế chấp được bảo vệ quyền đối với lợi ích phát sinh nàykhisự kiện bảo hiểm sảy ra và cần phải xử lý tài sản thế chấp(phải phát mại tài sản thế chấp), trừ  trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

                                                                                        Tân Hương

Tin khác

Giá trị Cách mạng tháng Mười Nga qua tâm hồn thi sĩ Việt (06/11/2022 14:25)

Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (25/10/2022 09:34)

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm tra, giám sát (25/10/2022 09:24)

Thực tiễn sinh động đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng (25/10/2022 09:20)

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống "Lợi ích nhóm", tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật (25/10/2022 09:16)

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng nhằm khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (25/10/2022 09:10)

Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng (22/10/2022 15:12)

Bảo vệ người thứ ba ngay tình theo pháp luật dân sự (15/09/2022 17:00)

Nguyên tắc tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao dịch dân sự (12/09/2022 11:26)

Bạo lực gia đình và hệ lụy (12/09/2022 11:11)

xem tiếp