Thứ tư, Ngày 1 Tháng 5 Năm 2024

Phóng sự ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên Website?
Văn bản
tin tức
khác

Tin trong nước

Gửi Email In trang Lưu
Chiều 1.11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự thảo Luật Phòng thủ dân sự

01/11/2022 19:02

BHG - Chiều 1.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự thảo Luật Phòng thủ dân sự. Thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận, Gia Lai, Bắc Kạn; các đại biểu tham gia nhiều ý kiến vào dự thảo 2 Luật. Đại biểu Đoàn ĐBQH Hà Giang có 3 đại biểu tham gia thảo luận.

Đại biểu Vương Thị Hương thảo luận về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)
Đại biểu Vương Thị Hương thảo luận về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

Đại biểu Vương Thị Hương nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Hội nghị lần thứ 5 BCH T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Đại biểu cho rằng việc thành lập Liên đoàn Hợp tác xã là đủ căn cứ về mặt chính trị, pháp lý và thực tiễn, cũng như cần thiết luật hóa các nội dung liên quan đến Liên đoàn Hợp tác xã tại dự thảo Luật này.

Theo đại biểu, việc tổ chức mô hình liên đoàn ở cấp vùng, cấp quốc gia là thể hiện sự tham gia, liên kết của các thành viên của mỗi liên đoàn đến từ nhiều địa phương trong vùng, từ nhiều vùng trên cả nước; hoạt động của các liên đoàn này, cũng như hoạt động của tất cả các tổ chức kinh tế hợp tác không giới hạn về không gian địa lý, các tổ chức kinh tế hợp tác có thể mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tùy theo nhu cầu và năng lực của mình. Việc thành lập mô hình liên đoàn hợp tác xã trên cơ sở các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự nguyện thành lập, Nhà nước không mất kinh phí trong việc thành lập; tạo hành lang pháp lý rõ ràng định hướng cho các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển. Quy định mô hình mới sẽ bảo đảm chính sách của Nhà nước theo kịp xu hướng phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn của các tổ chức kinh tế hợp tác; tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế hợp tác có quy mô lớn ở nước ta phát triển, nhằm hoàn thành mục tiêu tại Nghị quyết số 20.

Đại biểu Hoàng Ngọc Định thảo luận về dự thảo Luật Phòng thủ dân sự
Đại biểu Hoàng Ngọc Định thảo luận về dự thảo Luật Phòng thủ dân sự

Ngoài chức năng về kinh tế, Liên đoàn hợp tác xã có chức năng đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên cũng tương tự như việc thành lập các tổ chức đại diện của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, tương tự việc tự nguyện thành lập các hiệp hội của các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực, hoặc theo địa giới hành chính ở Việt Nam hiện nay.

Vì vậy, để triển khai có hiệu quả các chủ trương nêu tại Nghị quyết 20-NQ/TW của T.Ư, đề nghị tiếp tục giữ quy định một số điều cơ bản về Liên đoàn hợp tác xã như trong dự thảo luật để có cơ sở pháp lý thực hiện theo lộ trình hợp lý, vừa triển khai, vừa đúc rút kinh nghiệm và thể chế hóa kịp thời quy định chi tiết, cụ thể về Liên đoàn hợp tác xã.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh tham gia thảo luậ
Đại biểu Phạm Thúy Chinh tham gia thảo luận

Tham gia thảo luận về dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, theo đại biểu Hoàng Ngọc Định, việc xây dựng Luật là rất cần thiết nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho việc chủ động phòng, chống và ứng phó, khắc phục hậu quả với các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, an toàn cho đất nước khi có tình huống xảy ra. Đại biểu đã phân tích 5 vấn đề thể hiện sự cần thiết phải ban hành Luật Phòng thủ dân sự là:

Thứ nhất, để thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam;

Thứ hai, để bảo đảm tính pháp lý chặt chẽ, bao quát toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động phòng thủ dân sự.

Thứ ba, để áp dụng thống nhất trên cả nước, khắc phục sự phân tán riêng lẻ của các văn bản luật và các văn bản dưới luật về phòng thủ dân sự.

Thứ tư, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT-XH trong thời bình, đánh thắng kẻ thù xâm lược trong thời chiến. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp phòng, chống khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế.

Thứ năm, phòng thủ dân sự là lĩnh vực được nhiều quốc gia trên thế giới hết sức coi trọng và đã ban hành đạo luật riêng hoặc quy định tại các văn bản pháp luật liên quan đến phòng thủ dân sự.

Đại biểu Hoàng Ngọc Định cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu quy định về thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự để không chồng chéo trong hệ thống pháp luật và đảm bảo tính khả thi theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến phòng thủ dân sự. Nhất là hiện trong dự thảo mới quy định thẩm quyền ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1, 2, 3, nhưng chưa quy định thẩm quyền ban bố, bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 4 về hoạt động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp.

Cũng tham gia ý kiến vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Phạm Thúy Chinh cho rằng quy định về Quỹ phòng thủ dân sự trong dự thảo Luật là nội dung thể chế hóa chính sách quy định các biện pháp bảo vệ người dân trước thảm họa, sự cố… Đại biểu đồng tình với việc thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự để hỗ trợ tốt nhất cho công tác phòng thủ dân sự. Tuy nhiên phải có nguyên tắc, nhiệm vụ chi và đặc biệt là các nhiệm vụ chi không được trùng với nhiệm vụ chi của các quỹ khác, không trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước. Đại biểu cũng cho rằng ban soạn thảo cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ về nguồn quỹ đối với Quỹ Phòng thủ dân sự.

Theo đại biểu, tại Chương 5, dự thảo quy định về nguồn lực, chế độ chính sách đối với người tham gia hoạt động phòng thủ dân sự còn thiếu một chính sách quan trọng là chính sách về đầu tư, trang bị cho phòng thủ dân sự và chính sách đối với đội ngũ làm công tác phòng thủ dân sự chuyên trách. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu thể chế hóa hai nội dung trên vào các điều Luật Phòng thủ dân sự.

Duy Tuấn (tổng hợp), ảnh: CTV

Theo Báo Hà Giang

Tin khác

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) (01/11/2022 15:46)

Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021 (31/10/2022 16:35)

Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục triển khai quyết liệt công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (21/10/2022 17:41)

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (21/10/2022 15:08)

Ban Nội chính Trung ương: Thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/10/2022 21:29)

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (16/10/2022 10:56)

Bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ ngành Nội chính Đảng đợt 2 tại Bình Định (14/07/2022 10:57)

Khai mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ ngành Nội chính Đảng tại Bình Định (13/07/2022 09:57)

Ban Nội chính Trung ương: Sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 (08/07/2022 15:09)

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (04/07/2022 12:06)

xem tiếp