Thứ năm, Ngày 2 Tháng 5 Năm 2024

Phóng sự ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên Website?
Văn bản
tin tức
khác

Tin trong nước

Gửi Email In trang Lưu
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

01/11/2022 15:46

BHG - Sáng 1.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình làm việc tập trung tại hội trường thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận

Trong chương trình làm việc buổi sáng, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình bày tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Ngay sau đó, Quốc hội tiến hành thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), đồng thời nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu, giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH quan tâm.

Phát biểu mở đầu phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thông tin, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Đã có 107 lượt ý kiến phát biểu tại 19 tổ, cơ bản các ý kiến đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền để đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục hạn chế, bất cập của luật hiện hành, góp phần vào công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, phòng, chống tham nhũng và đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý dự án luật được thông qua tại kỳ họp chỉ thảo luận một lần tại hội trường, vì vậy đề nghị các vị ĐBQH tập trung đóng góp ý kiến đảm bảo chất lượng dự án luật khi được thông qua.

Đoàn ĐBQH Hà Giang tham dự phiên thảo luận
Đoàn ĐBQH Hà Giang tham dự phiên thảo luận

Theo đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) đã được nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nhiều quy định sát với thực tế đất nước, phù hợp với các điều ước quốc tế và Việt Nam là thành viên, khắc phục tốt khoảng trống pháp lý và những thiếu hụt về tuân thủ kỹ thuật. Nhằm khắc phục, hoàn thiện dự thảo Luật, địa biểu cho rằng về giải thích từ ngữ, cần làm rõ khái nhiệm "rửa tiền" trong nội dung quy định giải thích từ ngữ. Theo đó, phòng, chống rửa tiền là nhằm phát hiện nỗ lực ngụy tạo các khoản tiền bất hợp pháp thành thu nhập hợp pháp, liên quan đến các tội phạm từ trốn thuế đến buôn bán ma túy, tham nhũng, lừa đảo, tài trợ khủng bố. Thông thường rửa tiền có thể chia thành thành các bước như: gửi tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, thiết kế các giao dịch để che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản tiền, sử dụng tiền để mua bất động sản hoặc đầu tư thương mại. Đại biểu cho rằng dự thảo Luật cần làm rõ hơn khái niệm "rửa tiền" để làm rõ hơn bản chất của hành vi này.

Quang cảnh phiên thảo luận
Quang cảnh phiên thảo luận

Đại biểu Thái Thị An Chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, việc quy định và thực thi quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là hết sức cần thiết, không chỉ thể hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đại biểu đề nghị, bổ sung đối tượng báo cáo được quy định tại khoản 2, Điều 4 là “tổ chức đấu giá tài sản” bởi đấu giá là hình thức mua bán tài sản phổ biến, nhiều năm gần đây hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất diễn ra sôi động. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách ở địa phương. Do đó cũng cần phải giám sát chặt chẽ dòng tiền tham gia đấu giá. Đồng thời bổ sung thêm các dấu hiệu đáng nghờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được quy định tại Điều 33 dự thảo Luật là “khách hàng thực hiện nhiều giao dịch trở lên trong một ngày, khách hàng mua bán nhiều bất động sản trở lên trong một lần”. Bổ sung trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, áp dụng cho các đối tượng báo cáo là đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với các đối tượng này…
Đại biểu Lã Thanh Tân, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng cho biết: Điều 2 trong dự thảo Luật chưa giải thích rõ ràng về 2 đối tượng áp dụng của Luật là: Tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính. Đề nghị bổ sung nội dung giải thích rõ về các đối tượng này trong dự thảo Luật.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ sự quan tâm đến giao dịch bằng loại tiền ảo qua hình thức online; kiểm soát giao dịch của các loại tội phạm tẩu tán tài sản. Theo đại biểu, ngoài giao dịch bằng tiền mặt, bằng vàng hoặc ngoại tệ tiền mặt được Nhà nước công nhận thì thực tế còn có các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Giao dịch trên nền tảng online đang rất phổ biến, chưa được kiểm soát và dự báo thời gian tới việc mở rộng hội nhập quốc tế, các giao dịch tiền ảo sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận tiện cho các hành vi rửa tiền mà chúng ta chưa lường hết được. Vì vậy đề nghị Ban soạn thảo bổ sung cụm từ hoặc các giao dịch khác vào sau cụm từ "ngoại tệ tiền mặt".
Trong phiên thảo luận buổi sáng, đã có 22 đại biểu tham gia thảo luận. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu, quan tâm.

Duy Tuấn (tổng hợp), ảnh: CTV

Theo Báo Hà Giang

Tin khác

Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021 (31/10/2022 16:35)

Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước tiếp tục triển khai quyết liệt công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (21/10/2022 17:41)

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (21/10/2022 15:08)

Ban Nội chính Trung ương: Thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/10/2022 21:29)

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (16/10/2022 10:56)

Bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ ngành Nội chính Đảng đợt 2 tại Bình Định (14/07/2022 10:57)

Khai mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ ngành Nội chính Đảng tại Bình Định (13/07/2022 09:57)

Ban Nội chính Trung ương: Sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 (08/07/2022 15:09)

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (04/07/2022 12:06)

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (16/05/2022 11:09)

xem tiếp