Thứ tư, Ngày 1 Tháng 5 Năm 2024

Phóng sự ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên Website?
Văn bản
tin tức
khác

Nghiên cứu - Trao đổi

Gửi Email In trang Lưu
Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng

22/10/2022 15:12

Trong gia đình, nếu muốn có hạnh phúc cần có sự yêu thương, sẻ chia và trách nhiệm giữa vợ chồng cũng như các thành viên khác, nhưng không phải ai, lúc nào cũng hiểu đúng và đầy đủ về bình đẳng trong quan hệ hôn nhân là một trong những yếu tố mang ý nghĩa quyết định đến hạnh phúc gia đình.

Để hiểu đúng và đầy đủ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu  về nội dung này trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

“ Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về  mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan” (Điều 17/LHN&GĐ.

Trong gia đình vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau, bình đẳng từ việc cùng chia sẻ công việc trong gia đình, cùng lao động để tạo thu nhập, cùng chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, phụng dưỡng cha, mẹ của hai bên. Vợ, chồng đều có quyền đưa ra ý kiến, quyết định những công việc của gia đình.

Có thể nói rằng, trong quan niệm xưa luôn coi người phụ nữ khi đã lấy chồng thì phải toàn tâm toàn ý lo cho nhà chồng, chồng, với quan niệm lạc hậu này bên nhà chồng và người chồng đã đẩy người phụ nữ vào tình trạng không làm tròn chữ hiếu với chính người cha, mẹ đã sinh thành ra mình, gia đình chồng và người chồng đã quên rằng khi cưới dâu về họ là người con của gia đình nhà gái và họ càng không phải là một  “ món đồ” cưới rồi là có quyền sở hữu. Không những vậy có nhiều gia đình luôn coi con dâu là người do mình cưới về nên nhất nhất phải theo sự sắp đặt của gia đình nhà chồng từ việc sinh con, việc làm, mua sắm... Với những suy nghĩ này, vô tình đã đẩy vợ, chồng vào việc thiếu tôn trong nhau, không biết yêu thương chia sẻ công việc nhà với nửa kia của mình. Thời nay, nhiều gia đình vẫn quan niệm xưa “ Vợ là người phải nuôi dạy con cái, nội trợ” hay “người vợ phải lo việc nhà” với quan niệm này không thấy bóng dáng người chồng cùng chia sẻ gánh vác công việc ở nhà, chăm sóc con và càng không có bình đẳng giữa vợ với chồng. Nếu khi đã là vợ chồng mà không có sự tôn trọng nhau, không cùng gánh vác công việc nhà, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, vậy mục đích của cuộc hôn nhân đó là gì - hẳn câu trả lời ai cũng biết nhưng không phải ai cũng hiểu để xây dựng gia đình mình trở thành tổ ấm đầy yêu thương, thì ở đó có sự bình đẳng giữa vợ với chồng và ngược lại.

Bởi vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về nguyên tắc này, nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở quy tắc đạo đức xã hội đã trải qua thực tiễn hàng nghìn năm của dân tộc ta, với mục đích duy nhất đó là xây dựng các gia đình mà quan hệ hôn nhân bình đẳng, là yêu thương, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, ở đó quan hệ hôn nhân mà các quyền công dân của cả vợ và chồng, con cái và cha mẹ đều không có gì thay đổi, đều cùng được pháp luật công nhận, bảo vệ.

Hẳn nhiều người cũng đã từng nghe, chứng kiến, hoặc đã rơi vào tình huống gia đình sảy ra lục đục bởi chính từ nguyên nhân thiếu sự tôn trọng, bình đẳng giữa vợ và chồng, xin có vài dẫn chứng:

Trong một gia đình nọ, vợ là người phụ nữ giỏi giang, là bà chủ của một doanh nghiệp có thu nhập lớn, còn người chồng chỉ là một công chức hành chính với mức lương vừa phải, với suy nghĩ vì mình làm ra tiền, nên người vợ đã tự cho mình quyền quyết định tất cả các vấn đề của gia đình, trong đó có cả việc chồng được và không được gặp ai, làm gì đều phải theo sự sắp đặt của người vợ. Có thể nói trường hợp này người vợ đã không tôn trọng người chồng, coi người chồng như vật thuộc quyền sở hữu của mình nên mình có quyền định đoạt. Chính sự thiếu tôn trọng làm mất đi quyền bình đẳng trong gia đình nên theo ngày tháng người chồng sẽ thấy mình không còn đầy đủ tư cách trụ cột, chủ gia đình, lúc này hạnh phúc gia đình đã bắt đầu lung lay và nếu người vợ không thay đổi suy nghĩ và hành động thiếu tôn trọng, thiếu bình đẳng với chồng thì hậu quả gia đình tan vỡ hẳn sẽ không còn xa.

Trường hợp khác, do người con dâu được sinh ra và lớn lên trong gia đình bố, mẹ làm công nhân và gia đình chồng lại buôn bán, giàu có, mẹ chồng luôn cho rằng cuộc hôn nhân của con trai họ không môn đăng hộ đối, nên mẹ chồng thường xuyên có lời nói đến hành động coi thường, không tôn trọng con dâu, thời gian đầu, con trai bà còn có ý bênh vực vợ, nhưng thời gian sau thì anh để mặc mẹ mình nói sao cũng được, người chồng hẳn phải biết những lời nói của mẹ đã làm tổn thương vợ mình, nhưng không có hành động gì để bảo vệ người vợ. Lúc này người vợ đã cảm thấy người chồng của mình đã không còn đứng về phía mình nữa, cô đã chịu đựng với hy vọng mẹ chồng sẽ thay đổi và yêu thương cô hơn khi cô sinh cháu cho ông bà nội. Nhưng điều đó đã không sảy ra dù cô đã sinh cháu cho ông bà, theo thời gian người vợ trong gia đình mà ngay người chồng, đến gia đình bên nhà chồng đều không dành tình yêu thương, chăm sóc về mặt tinh thần cho cô nữa cũng chính là bắt đầu khởi nguồn cho hạnh phúc, hôn nhân của họ tan vỡ, điều đó chỉ dừng lại nếu nhà chồng và người chồng nhận ra sai lầm, thay đổi suy nghĩ và hành động của họ theo hướng tích cực.

Còn có trường hợp, khi kết hôn, người chồng biết được hoàn cảnh kinh tế nhà vợ eo hẹp, nên anh đã chủ động đề nghị gia đình nhà mình không được để ý của hồi môn mà nhà vợ dành cho con gái khi đi lấy chồng và may mắn cho người vợ, người con dâu ấy đã được gia đình nhà chồng, nhất là mẹ chồng yêu thương, đón nhận con dâu như con gái. Cuộc sống của gia đình họ đã tràn ngập tiếng cười, cô gái đã không còn phải lo lắng khi làm dâu, vì ở đó gia đình nhà chồng luôn tôn trọng và yêu thương cô, cô có quyền quyết định những công việc riêng của mình hay của vợ chồng mình mà không nhất nhất phải theo ý mẹ chồng và người con dâu ấy đã dặn mình rằng, phải luôn là con dâu tốt của bố mẹ chồng và chăm sóc ông bà là bổn phận của mình. Có thể thấy trong trường hợp này, gia đình và người chồng đã luôn yêu thương trân trọng cô gái, vì họ đã dành cho nhau quyền bình đẳng theo đúng quy định của pháp luật và hẳn ai cũng nhận thấy giá trị, hạnh phúc gia đình của họ luôn được bền vững bởi họ luôn biết yêu thương, tôn trọng và bình đẳng với nhau trong cuộc sống.

Tân Hương

Tin khác

Bảo vệ người thứ ba ngay tình theo pháp luật dân sự (15/09/2022 17:00)

Nguyên tắc tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao dịch dân sự (12/09/2022 11:26)

Bạo lực gia đình và hệ lụy (12/09/2022 11:11)

Tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý tội tham ô tài sản trong bộ luật hình sự (30/08/2022 14:56)

Phát huy vai trò của Hội Luật gia Việt Nam, bảo đảm hoạt động hiệu quả, đúng tôn chỉ, mục đích (29/04/2022 14:05)

Vai trò nêu gương, dẫn dắt của cán bộ cấp chiến lược trong khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (25/04/2022 15:03)

Những điểm mới trong quan điểm, chủ trương của Đảng ta về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (25/04/2022 07:07)

Tháng Năm nhớ Bác (20/05/2021 09:09)

Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được các địa phương trên toàn quốc tích cực triển khai, thực hiện (28/04/2020 14:54)

Lương tâm và trách nhiệm (09/03/2020 10:56)

xem tiếp