Thứ bảy, Ngày 4 Tháng 5 Năm 2024

Phóng sự ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên Website?
Văn bản
tin tức
khác

Nghiên cứu - Trao đổi

Gửi Email In trang Lưu
Tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý tội tham ô tài sản trong bộ luật hình sự

30/08/2022 14:56

         Theo điều 353/BLHS có quy định: 1.“ Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đ đến dưới 100.000.000 đ hoặc dưới 2.000.000 đ nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 7 năm'”

          Tham ô là tội phạm có cấu thành vật chất, nghĩa là phải có sảy ra thiệt hại bị chiếm đoạt ( ít nhất từ 2.000.000 đồng, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

          a, Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

          b, Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục I Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.)

 Như vậy, ngay Khoản 1 Điều 353 Tội tham ô tài sản đã lượng hóa được tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt (gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp) ở mức từ 2.000.000 đồng, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng người đó đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, thì bị xác định là phạm tội tham ô.

Chủ thể của tội tham ô phải là người có chức vụ, quyền hạn. Nghĩa là tội này chỉ do người có chức vụ và quyền hạn hoặc là người có chức vụ hoặc không có chức vụ nhưng có quyền hạn (được hiểu là người có chức vụ, quyền hạn do bầu cử, bổ nhiệm, theo hợp đồng, hoặc hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ).

Người có chức vụ, quyền hạn còn bao gồm cả người do hợp đồng hoặc do hình thức khác, những người này tuy không phải là cán bộ công chức, họ chỉ được các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội hợp đồng làm một công việc nhất định hay thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định có liên quan đến việc quản lý tài sản và họ có trách nhiệm quản lý đối với tài sản.

Dưới góc độ khoa học pháp lý thì chủ thể của tội tham ô là loại chủ thể đặc biệt, tuy nhiên điều đó chỉ đúng khi vụ án đó không có đồng phạm (chỉ do một người thực hiện), còn trong trường hợp có đồng phạm là những người không có chức vụ quyền hạn, thì người thực hành trong vụ án phải là người có chức vụ quyền hạn, có trách nhiệm quan lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt.

Khách thể của tội tham ô: Là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước, làm cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín, người dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Mặt khách quan của tội tham ô: Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Như vậy nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn thì họ không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ quyền hạn chính là điều kiện thuận lợi (không thể thiếu) để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản dễ dàng.

Mặt chủ quan: Đây là tội phạm, được thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội thực hiện chiếm đoạt tài sản bởi lỗi cố ý trực tiếp, nói cách khác là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các cá nhân khác), họ hoàn toàn biết trước hậu quả của hành vi chiếm đoạt tài sản mà họ gây ra và mong muốn hậu quả sảy ra (chiếm đoạt được tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý).

Như vậy tội tham ô là tội phạm được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt, nếu người không có chức vụ, quyền hạn thì không thể là chủ thể của tội tham ô Và tội phạm này chỉ được xem xét xử lý khi đáp ứng đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm như đã nêu ở trên.

                                                                                             Tân Hương

Tin khác

Phát huy vai trò của Hội Luật gia Việt Nam, bảo đảm hoạt động hiệu quả, đúng tôn chỉ, mục đích (29/04/2022 14:05)

Vai trò nêu gương, dẫn dắt của cán bộ cấp chiến lược trong khơi dậy và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (25/04/2022 15:03)

Những điểm mới trong quan điểm, chủ trương của Đảng ta về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (25/04/2022 07:07)

Tháng Năm nhớ Bác (20/05/2021 09:09)

Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được các địa phương trên toàn quốc tích cực triển khai, thực hiện (28/04/2020 14:54)

Lương tâm và trách nhiệm (09/03/2020 10:56)

Không để xã hội bị thông tin xấu độc lung lạc (21/02/2020 10:37)

“Liên Xô sụp đổ vì cán bộ biến chất, tham nhũng, Việt Nam phải tránh” (11/02/2020 10:33)

Tiếp tục đấu tranh phòng, chống tham nhũng (10/02/2020 16:20)

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng - Đồng bộ và quyết liệt (08/01/2020 09:09)

xem tiếp